DetailController

Một số điểm mới của Luật Thanh tra năm 2022 được Quốc Hội khóa 15, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 14 tháng 11 năm 2022

Luật Thanh tra năm 2022 được Quốc hội khóa 15, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 14 tháng 11 năm 2022, luật này có hiệu lực từ ngày 01/7/2023 thay thế cho luật Thanh tra năm 2010.

So với Luật Thanh tra năm 2010, Luật Thanh tra năm 2022 có một số điểm mới nổi bật đáng chú ý sau: 
1. Tăng 01 Chương và 40 Điều so với Luật Thanh tra 2010 
Cụ thể, Luật Thanh tra năm 2022 có 8 Chương và 118 Điều bao gồm chương I: Những quy định chung (từ Điều 1 đến Điều 8); chương 2: Tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thực hiện chức năng thanh tra (từ Điều 9 đến Điều 37); chương 3: Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành (từ Điều 38 đến Điều 43); Chương 4: Hoạt động thanh tra (từ Điều 44 đến Điều 101); Chương 5: Thực hiện kết luận thanh tra (từ Điều 102 đến Điều 106); Chương 6: Phối hợp trong hoạt động thanh tra, kiểm toán nhà nước, điều tra (từ Điều 107 đến Điều 111); Chương 7: Điều kiện đảm bảo hoạt động thanh tra (từ Điều 112 đến 113); Chương 8: Điều khoản thi hành (từ Điều 114 đến Điều 118). 
2. Tổng cục, Cục thuộc Bộ được thành lập cơ quan thanh tra chuyên ngành
Đây được xem là điểm mới đáng chú ý trong Luật Thanh tra 2022. Luật Thanh tra năm 2010 không quy định Thanh tra Tổng cục, Cục mà chỉ quy định Thanh tra chuyên ngành. Luật năm 2022, đã đưa quy định Thanh tra Tổng Cục, Cục từ Nghị định do Chính phủ ban hành vào trong Luật do Quốc hội ban hành nhằm thể hiện vị trí, vai trò của cơ quan Thanh tra. Tuy nhiên, việc thành lập Thanh tra Tổng cục, Cục không được làm tăng số lượng đầu mối đơn vị trực thuộc và biên chế của Tổng cục, Cục thuộc Bộ.
 3. UBND tỉnh có quyền thành lập Thanh tra sở
UBND cấp tỉnh đã được giao quyền chủ động thành lập thanh tra sở (trước kia thực hiện theo sự ủy quyền) nhưng việc thành lập phải căn cứ theo luật định, cụ thể tại khoản 2 Điều 26 Luật Thanh tra 2022. Thanh tra sở được thành lập trong 03 trường hợp sau đây: Theo quy định của luật; tại Sở có phạm vi quản lý rộng và yêu cầu quản lý chuyên ngành phức tạp theo quy định của Chính phủ; tại Sở do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định căn cứ vào yêu cầu quản lý nhà nước tại địa phương và biên chế được giao. 
Như vậy, không phải tất cả các Sở đều thành lập cơ quan Thanh tra. Tại những Sở không thành lập cơ quan Thanh tra, Giám đốc Sở giao đơn vị thuộc Sở thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Thanh tra tỉnh được giao thực hiện nhiệm vụ Thanh tra chuyên ngành với cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý của các Sở không thành lập cơ quan Thanh tra. 
Còn đối với quy định hiện hành, thì  thanh tra sở được thành lập ở những sở thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước theo ủy quyền của Ủy ban nhân dân cùng cấp hoặc theo quy định của pháp luật.
4. Hoạt động thanh tra
Luật quy định các bước tiến hành cuộc thanh tra gồm: chuẩn bị thanh tra, tiến hành thanh tra trực tiếp và kết thúc thanh tra trực tiếp với nội dung công việc khá cụ thể và đầy đủ. Một số quy định trước đây về hoạt động thanh tra trong các văn bản dưới luật, qua thực tiễn áp dụng có hiệu quả đã được nâng lên thành quy định của luật để nâng cao hiệu lực cũng như tạo ra sự thống nhất trong việc áp dụng.
5. Quy định rõ thời gian ban hành kết luận thanh tra tại Luật Thanh tra 2022
Theo khoản 1 Điều 78 Luật Thanh tra 2022, trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được dự thảo kết luận thanh tra, người ra quyết định thanh tra ký ban hành kết luận thanh tra và chịu trách nhiệm về kết luận, kiến nghị của mình.
Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp có trách nhiệm đôn đốc, kiểm tra để bảo đảm việc ban hành kết luận thanh tra đúng thời hạn theo quy định.
Tại Luật Thanh tra 2010, chưa có quy định cụ thể về thời gian ban hành kết luận thanh tra mà chỉ nêu thời hạn công khai kết luận thanh tra trong 10 ngày (Điều 39 Luật Thanh tra 2010).
Việc quy định rõ thời gian ban hành kết luật thanh tra sẽ khắc phục tình trạng đùn đẩy, né tránh trách nhiệm, góp phần loại bỏ tình trạng chậm ban hành kết luận thanh tra.
6. Phải có sự phối hợp trong hoạt động thanh tra, kiểm toán nhà nước, điều tra 
Tại Chương VI Luật Thanh tra 2022, đã có sự quy định về sự phối hợp trong hoạt động thanh tra, kiểm toán nhà nước, điều tra.
Cụ thể, cơ quan thực hiện chức năng thanh tra, cơ quan kiểm toán nhà nước và cơ quan điều tra có trách nhiệm phối hợp để nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra, kiểm toán nhà nước, điều tra, góp phần phòng, chống tội phạm và các vi phạm pháp luật khác trong quản lý nhà nước.
Điểm mới này giúp xử lý các trường hợp bị chồng chéo, trùng lặp từ các khâu, các giai đoạn có mối quan hệ với nhau giữa hoạt động thanh tra, hoạt động kiểm toán nhà nước và hoạt động điều tra.
7. Không còn chế định thanh tra nhân dân trong Luật Thanh tra
Tại Luật Thanh tra 2010, chế định thanh tra nhân dân được quy định tại một chương cụ thể (Chương VI) với 10 Điều luật liên quan. Hoạt động thanh tra nhà nước mang tính quyền lực nhà nước, về bản chất khác với hoạt động của Ban thanh tra nhân dân là một trong những thiết chế để thực hiện quyền giám sát của Nhân dân ở cơ sở. Vì vậy, chế định thanh tra nhân dân đã được tách ra khỏi Luật Thanh tra năm 2022 và đã được điều chỉnh tại Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở được Quốc hội thông qua cùng với Luật Thanh tra năm 2022./.

Nguyễn Văn Trường - Phòng Thanh tra Pháp chế
Cục Quản lý thị trường tỉnh Thừa Thiên Huế

ViewElegalDocument

ViewLink

63 CỤC QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG
Cục QLTT tỉnh An Giang
Cục QLTT tỉnh Bạc Liêu
Cục QLTT tỉnh Bắc Ninh
Cục QLTT tỉnh Bến Tre
Cục QLTT tỉnh Bình Định
Cục QLTT tỉnh Bình Dương
Cục QLTT tỉnh Bình Phước
Cục QLTT tỉnh Bình Thuận
Cục QLTT tỉnh Cà Mau
Cục QLTT tỉnh Cần Thơ
Cục QLTT tỉnh Đắk Lắk
Cục QLTT tỉnh Đắk Nông
Cục QLTT tỉnh Đồng Nai
Cục QLTT tỉnh Đồng Tháp
Cục QLTT tỉnh Gia Lai
Cục QLTT tỉnh Hà Nam
Cục QLTT tỉnh Hà Tĩnh
Cục QLTT tỉnh Hải Dương
Cục QLTT tỉnh Hậu Giang
Cục QLTT tỉnh Bắc Giang
Cục QLTT tỉnh Hoà Bình
Cục QLTT tỉnh Khánh Hoà
Cục QLTT tỉnh Kiên Giang
Cục QLTT tỉnh Kon Tum
Cục QLTT tỉnh Lâm Đồng
Cục QLTT tỉnh Long An
Cục QLTT tỉnh Nghệ An
Cục QLTT tỉnh Ninh Bình
Cục QLTT tỉnh Ninh Thuận
Cục QLTT tỉnh Phú Thọ
Cục QLTT tỉnh Phú Yên
Cục QLTT tỉnh Hưng Yên
Cục QLTT tỉnh Quảng Bình
Cục QLTT tỉnh Quảng Nam
Cục QLTT tỉnh Quảng Ngãi
Cục QLTT tỉnh Quảng Ninh
Cục QLTT tỉnh Quảng Trị
Cục QLTT tỉnh Sóc Trăng
Cục QLTT TP. Hồ Chí Minh
Cục QLTT TP. Hải Phòng
Cục QLTT tỉnh Lai Châu
Cục QLTT tỉnh Hà Giang
Cục QLTT tỉnh Điện Biên
Cục QLTT tỉnh Cao Bằng
Cục QLTT tỉnh Bắc Kạn
Cục QLTT tỉnh Tiền Giang
Cục QLTT tỉnh Thanh Hoá
Cục QLTT tỉnh Thái Bình
Cục QLTT tỉnh Nam Định
Cục QLTT tỉnh Vĩnh Phúc
Cục QLTT tỉnh BR - VT
Cục QLTT TP. Đà Nẵng
Cục QLTT TP. Hà Nội
Cục QLTT tỉnh Vĩnh Long
Cục QLTT tỉnh Tây Ninh
Cục QLTT tỉnh Thừa Thiên Huế
Cục QLTT tỉnh Trà Vinh
Cục QLTT tỉnh Yên Bái
Cục QLTT tỉnh Tuyên Quang
Cục QLTT tỉnh Thái Nguyên
Cục QLTT tỉnh Sơn La
Cục QLTT tỉnh Lào Cai
Cục QLTT tỉnh Lạng Sơn
Tổng Cục Quản lý thị trường
Bộ Công Thương